Động thực vật Vườn_quốc_gia_Manas

Thực vật

Những cánh rừng gió mùa của Manas nằm trong vùng sinh thái Rừng bán thường xanh Thung lũng Brahmaputra.[5] Sự kết hợp giữa vùng đất thấp Terai với Himalaya và địa hình ven sông tạo nên các khu Rừng lá rộng cận nhiệt đới Himalaya làm cho nó trở thành một trong những khu vực đa dạng sinh học phong phú nhất trên thế giới. Thảm thực vật chính của vườn quốc gia gồm: Rừng bán thường xanh ở phía bắc, rừng rụng lá khô và ẩm ướt Đông Himalaya (loại phổ biến nhất), đồng cỏ savan phù sa thấp và đồng cỏ phù sa bán thường xanh thung lũng Assam.

Tổng cộng có 543 loài thực vật đã được ghi nhận từ vùng lõi, trong đó có 374 loài hai lá mầm,139 loài một lá mầm, 30 loài dương xỉ và hạt trần. Một số loài phổ biến gồm Aphanamixis polystachya, Anthocephalus chinensis, Syzygium cumini, Syzygium formosum, Syzygium oblatum, Bauhinia purpurea, Mallotus philippensis, Cinnamomum tamala, Actinodaphne obvata, Bombax ceiba, Sterculia villosa, Dillenia indica, Dillenia pentagyna, Careya arborea, Lagerstroemia parviflora, Lagerstroemia speciosa, Terminalia bellirica, Terminalia chebula, Trewia polycarpa,[6] Gmelina arborea, Oroxylum indicumBridelia. Đồng cỏ bị chi phối bởi các loài Imperata cylindrica, Saccharum naranga, Phragmites karka, Arundo donax, Dillenia pentagyna, Phyllanthus emblica, Bombax ceiba, và các loài Clerodendrum, Leea, Grewia, Premna, Mussaenda.

Động vật

Vườn quốc gia ghi nhận có 55 loài động vật có vú, 450 loài chim, 50 loài bò sát, 3 loài lưỡng cư, trong số này có 31 loài bị đe dọa. Một số loài có thể kể đến Voi Ấn Độ, Tê giác Ấn Độ, Bò tót, Trâu nước, Hươu đầm lầy Ấn Độ, Hổ Bengal, Báo Ấn Độ, Báo gấm, Báo lửa, Báo đen, Sói đỏ, Voọc Nam Á, Voọc vàng, Khỉ mốc, Cu li chậm, Vượn mày trắng, Rái cá lông mượt, Gấu lợn, Mang, Hươu vàng, Nai, Hươu đốm. Đặc biệt, vườn quốc gia Manas là nơi bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới là rùa Assam, thỏ Assam, voọc vànglợn rừng lùn.

Manas là nơi sinh sống của hơn 450 loài chim, trong đó có loài Ô tác Bengal không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.[7] Một số loài chim hoang dã khác gồm Hồng hoàng, Gà rừng, Chào mào, Vịt vàng, Diệc bạch, Gà lôi Kalij, Bồ nông, Diều cá bé, Diều hoa Miến Điện, Cắt, Ó cá, Diệc, Trảu, Chích chòe, Cao cát khoang Malabar, Cao cát xám Ấn Độ, Diều mướp, Công lam Ấn Độ.